Công cụ

Liên kết-Quảng cáo

bo_lao_dong_TBXH.png

 

 

 

Thống kê website

2949108
Hôm nay
Hôm qua
Trong tuần
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Lượt truy cập
1004
2345
3349
2922339
7327
79430
2949108

IP: 3.141.38.5
17:49 03/12/2024

Sổ tay cán bộ đoàn

CHI ĐOÀN TẾ BÀO QUAN TRỌNG CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN
I. NHIỆM VỤ CỦA CHI ĐOÀN KHU PHỐ, CHI ĐOÀN
Thực hiện 5 nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức các phong trào:
- Thực hiện cuộc vận động AST “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; tham gia xây dựng khu phố, ấp văn hóa.
- Thực hiện chương trình 3 giảm “Giảm ma túy, giảm mại dâm, giảm tội phạm”.
- Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm: 3/2, 8/3, 26/3, 30/4, 19/5, 1/6, 27/7, 19/8, 2/9, 15/10, 22/12, Tết Nguyên Đán.
- Thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, vận động xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình neo đơn, gia đình chính sách; làm công tác xã hội.
- Thực hiện phong trào Chủ nhật xanh.
- Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
- Giữ an ninh trật tự an toàn khu phố, an toàn giao thông.
- Tham gia, hưởng ứng các phong trào, hoạt động của Đoàn cấp trên phát động.
2. Chăm lo lợi ích cho thanh thiếu nhi:
a. Chăm lo thanh niên:
- Giới thiệu việc làm; giới thiệu học nghề; trợ vốn học nghề, trợ vốn làm kinh tế, gây quỹ tương trợ sản xuất, buôn bán, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, sản xuất; tổ chức đội hình dịch vụ đời sống, việc vặt…
- Vận động, giúp đỡ học tập nâng cao trình độ văn hóa, phổ cập Trung học cơ sở.
- Tổ chức các nội dung hình thức sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi lành mạnh.
Xây dựng tủ sách thanh niên.
b. Chăm lo thiếu nhi:
- Giúp đỡ gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ tạo điều kiện để gia đình có điều kiện chăm sóc các em tốt hơn.
- Động viên giúp đỡ các em đến trường, kèm cặp giúp đỡ học tập.
- Tổ chức cho các em vui chơi sinh hoạt. Tạo sân chơi thiếu nhi. Xây dựng tủ sách thiếu nhi
3. Giáo dục thanh thiếu nhi:
- Giáo dục về lịch sử, truyền thống dân tộc thông qua hình thức thông tin, kể chuyện, thi đố, tìm hiểu, qua phim, ảnh, sách vở, tài liệu.
- Tuyên dương những gương thanh thiếu nhi chăm ngoan, học giỏi, làm việc tốt.
- Cung cấp thông tin, thời sự, những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội mà thanh niên đang quan tâm, và những sự kiện lớn đang xảy ra trong và ngoài nước.
4. Tập hợp thanh thiếu nhi, xây dựng Đoàn, Hội, Đội:
a. Tập hợp thanh thiếu nhi:
- Vận động mời gọi thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội, Đội tổ chức.
- Tập hợp thanh thiếu nhi vào các câu lạc bộ, đội nhóm: văn nghệ, thể dục thể thao, học tập, ngành nghề, làm kinh tế gia đình… đội nhóm xung kích, tình nguyện…
b. Xây dựng Đoàn, Hội:
- Xây dựng Đoàn về tư tưởng chính trị: sinh hoạt chi đoàn chủ điểm, sinh hoạt chuyên đề tư tưởng, học tập 5 bài lý luận chính trị cơ bản, học tập nghị quyết Đoàn, Đảng.
- Xây dựng Đoàn về tổ chức:
+ Lựa chọn thanh niên tiên tiến bồi dưỡng, giới thiệu và tổ chức kết nạp Đoàn; thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên; phân tích chất lượng đoàn viên. Làm tốt công tác quản lý đoàn viên.
+ Sinh hoạt chi đoàn định kỳ, chuyên đề, xây dựng chi đoàn mạnh, chi đoàn đạt 3 tiêu chí “3 nắm, 3 biết, 3 làm”. Chi đoàn tổ chức thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên, đọc Cẩm nang Rèn luyện đoàn viên, đăng ký và thực hiện công trình thanh niên, thực hiện 10 điều quy định sinh hoạt chi đoàn; sử dụng tốt sổ chi đoàn; đảm bảo thực hiện tốt các công tác Đoàn vụ.
+ Cử cán bộ chi đoàn, nhân tố dự kiến kế thừa tham gia các lớp bồi dưỡng đào tạo cán bộ Đoàn do Đoàn cấp trên tổ chức, tham gia thi Bí thư chi đoàn giỏi. Cán bộ chi đoàn có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác và năng lực lãnh đạo thanh niên thông qua tài liệu, cẩm nang, hoạt động…
5. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền:
- Giáo dục bồi dưỡng về Đảng cho đoàn viên. Tham mưu cho cấp ủy về công tác thanh niên, góp ý sự lãnh đạo của chi bộ và đảng viên trong chi bộ.
- Nắm bắt, tuyên truyền và thực hiện chủ trương, nghị quyết của chi bộ khu phố, ấp về công tác thanh niên. Tuyên truyền và vận động thanh thiếu nhi tham gia thực hiện các chủ trương kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
- Giúp đỡ đoàn viên ưu tú phấn đấu, rèn luyện; họp chi đoàn xét biểu quyết giới thiệu kết nạp Đảng và đề nghị Đoàn cấp trên xét ra nghị quyết giới thiệu sang Đảng kết nạp. Phát huy vai trò của đảng viên trẻ trong sinh hoạt chi đoàn.
- Phản ảnh cho chi bộ Đảng và Ban điều hành khu phố, ấp ý kiến của người dân, của thanh niên về hoạt động của Đảng, của chính quyền. Vận động và phân công đoàn viên tham gia sinh hoạt tổ dân phố, tổ nhân dân, tham gia làm thư ký, Ban điều hành tổ dân phố, tổ nhân dân.
- Tổ chức cho đoàn viên học tập, tìm hiểu về quy chế dân chủ cơ sở và tích cực tham gia vào việc thực hiện quy chế dân chủ tại khu phố, ấp.
II. MỐI QUAN HỆ CỦA CHI ĐOÀN KHU PHỐ, CHI ĐOÀN:
1. Đối với Đoàn phường, xã:
- Chi đoàn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn phường xã, thực hiện các chương trình, phong trào do Đoàn phường, xã đề ra và hướng dẫn thực hiện.
- Thường xuyên báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trong quá trình tổ chức các phong trào.
2. Đối với cấp ủy chi bộ Đảng:
- Chi đoàn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy chi bộ khu phố, ấp, thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của chi đoàn. Cụ thể hóa nghị quyết của chi bộ thành các chương trình hành động cụ thể của chi đoàn.
- Chi đoàn xin ý kiến cấp ủy chi bộ các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ, kiến nghị hỗ trợ các điều kiện hoạt động, chỉ đạo các đoàn thể khác cùng phối hợp hoạt động.
3. Đối với chính quyền:
- Chi đoàn là lực lượng xung kích xây dựng khu phố, ấp, góp phần thực hiện chủ trương, pháp luật của nhà nước, xây dựng chính quyền địa phương.
- Chi đoàn phối hợp với Ban điều hành khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân để giải quyết tốt các vấn đề chính sách, các vấn đề có liên quan đến hoạt động, lợi ích chính đáng của thanh thiếu nhi.
4. Đối với thanh niên:
- Chi đoàn là người bạn của thanh niên, quan tâm chia sẻ với thanh niên về đời sống tinh thần, vật chất; chi đoàn hướng dẫn giúp đỡ thanh niên về việc làm, học tập vui chơi lành mạnh, định hướng giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, chấp hành pháp luật, giúp thanh niên trưởng thành về mọi mặt.
5. Đối với thiếu nhi:
- Chi đoàn phụ trách chăm sóc giúp đỡ các em thiếu nhi về mọi mặt, giáo dục các em để trở thành con ngoan trò giỏi, kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp đội viên trở thành đoàn viên.
6. Đối với các tổ chức đoàn thể khác:
- Chi đoàn phối hợp hoạt động, phát huy mối quan hệ hỗ trợ, tạo điều kiện, nguồn lực để tổ chức tốt các hoạt động của chi đoàn và tham gia hoạt động xã hội như hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, công tác xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách xã hội, chương trình 3 giảm, cuộc vận động AST…
III. NHIỆM VỤ CỦA BÍ THƯ CHI ĐOÀN KHU PHỐ, CHI ĐOÀN ẤP:
- Duy trì và điều khiển sinh hoạt của Ban chấp hành chi đoàn. Chủ trì các buổi họp Ban Chấp hành chi đoàn để thống nhất nội dung trước khi đưa ra chi đoàn.
- Tổ chức sinh hoạt chi đoàn định kỳ, triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động, chương trình công tác của chi đoàn.
- Thay mặt chi đoàn quan hệ với cấp ủy, chính quyền, Đoàn cấp trên để xin chủ trương; phối hợp với các đoàn thể khác trong hoạt động.
- Dự các cuộc họp giao ban, chuyên đề, tham gia các khóa học bồi dưỡng cán bộ Đoàn.
- Thực hiện các công tác nghiệp vụ tổ chức Đoàn. Tham mưu cấp ủy và Đoàn cấp trên về nhân sự; bồi dưỡng xây dựng nhân sự kế thừa.
- Nguồn: BCH Đoàn trường-

Fanpage

Đường đi đến VMU

BAN BIÊN TẬP

Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:
PGS.TS. Đỗ Quang Khải - Hiệu trưởng
Mọi ý kiến đóng góp, gửi bài cho Trang Web: vmc.edu.vn
Xin vui lòng gửi tại đây
 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VMU_Trụ sở: Đường Hải Triều, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng; _Khu giảng đường: Giảng đường B - Đại học Hàng hải VN - Số 338 Lạch Tray, Hải Phòng.

Thành viên