Công cụ

Liên kết-Quảng cáo

bo_lao_dong_TBXH.png

 

 

 

Thống kê website

2882230
Hôm nay
Hôm qua
Trong tuần
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Lượt truy cập
230
3693
3923
2857515
19879
49921
2882230

IP: 3.94.202.151
03:51 12/11/2024

Khoa Hàng hải

1. Giới thiệu chung

Khoa Hàng hải - trường Cao đẳng VMU được thành lập sau thời điểm Trường Cao đẳng nghề Vinashin được chuyển nguyên trạng về Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và đổi tên thành Trường Cao đẳng nghề VMU (hiện nay là Trường Cao đẳng VMU).

Đội ngũ CB-GV ban đầu là các CB-GV thuộc Khoa Hàng hải- trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Khoa đã ổn định tổ chức và đi vào hoạt động từ năm học 2013-2014.

Sau thời gian nhà Trường sắp xếp, tổ chức lại nhân sự các Khoa chuyên môn thì hiện nay trong khoa có tất cả là 05 CB-GV.

2. Chức năng và nhiệm vụ

Giảng dạy sinh viên chuyên ngành Điều khiển tàu biển các hệ: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp. Tham gia dạy một số môn chuyên môn cho các ngành khác thuộc trường Cao đẳng VMU như: Điện tự động công nghiệp, Tài chính kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế Vận tải Biển, Kế toán doanh nghiệp, Điện tàu thủy, Điện công nghiệp, Khai thác máy tàu thủy.

Khoa còn có nhiệm vụ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về Vận hành cẩu tàu, Buộc - cởi dây tàu biển, An toàn lao động-Vệ sinh lao động và các khoá huấn luyện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, các lớp đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn theo yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế IMO...

Hiện nay các cán bộ giảng viên trong khoa đều có khả năng đảm nhận các chức danh thuyền trưởng và sỹ quan boong trên các tàu biển của các công ty trong nước cũng như nước ngoài.

Ngoài nhiệm vụ chính yếu là giảng dạy, với đội ngũ cán bộ giảng viên có chuyên môn tốt, tay nghề vững vàng, Khoa Hàng hải còn tham gia công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu học tập để phục vụ công tác giảng dạy trong nhà Trường.

3. Chuyên ngành đào tạo

- Tên chuyên ngành: Điều khiển tàu biển

Với mục tiêu đào tạo những người thủ thủy có tay nghề giỏi đáp ứng các yêu cầu của xã hội, nghề Điều khiển tàu biển trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng chuyên sâu cần thiết về lĩnh vực hàng hải để giúp sinh viên có đủ năng lực và sự tự tin khi làm việc trên các tàu biển. Đồng thời, thực hiện sứ mệnh mang văn hóa của Việt Nam đến các nước trên thế giới. Công việc trên tàu biển hay xuất khẩu thuyền viên sẽ là cơ hội để giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho gia đình thuyền viên và tăng nguồn thu cho ngành Vận tải biển, góp phần tăng trưởng GDP cho đất nước.

- Hình thức đào tạo: đào tạo Chính quy tập trung, liên kết tại đơn vị theo nhu cầu

- Các cấp độ đào tạo:

      + Cao đẳng: Kỹ sư thực hành Điều khiển tàu biển (thời gian đào tạo: 2,5 năm)

      + Trung cấp Điều khiển tàu biển (thời gian đào tạo: 18 tháng)

      + Sơ cấp ngắn hạn (thời gian đào tạo: 03-06 tháng)

      + Liên thông:

Từ Sơ cấp ngắn hạn lên Trung cấp.

Từ Trung cấp lên Cao đẳng.

4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp 

Sau tốt nghiệp, sinh viên có khả năng làm việc trên các tàu biển thuộc công ty Vận tải biển trong nước và nước ngoài;

Có khả năng trở thành Thuyền trưởng, Sỹ quan boong; Công tác trong các lĩnh vực điều khiển tàu, Đảm bảo an toàn, Pháp chế , Cảng vụ , Đại lý, Hoa tiêu Hàng hải, Quản lý khai thác tàu, Giám định ...;

Sinh viên tốt nghiệp hệ Cao đẳng chuyên ngành Điều khiển tàu biển được tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện thuyền viên để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo quy định của Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Sinh viên tốt nghiệp hệ Trung cấp có quyền học liên thông lên Cao đẳng ngành Điều khiển tàu biển.

5. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

  • ThS.,Ttr. Trương Minh Hải - Trưởng Khoa
  • ThS. Đậu Văn Sơn - Giảng viên
  • ThS. Từ Mạnh Chiến - Giảng viên
  • CN Lê Đình Chung - Giảng viên
  • CN Phạm Kim Dung - Giảng viên

6. Hoạt động liên kết:

+ Thử tàu đóng mới, Xác định các đặc tính Điều động tàu

+ Kiểm tra và khử sai số la bàn từ...

+ Giám định hàng hóa; Giám định mớn nước...

+ Tư vấn các lĩnh vực về chuyên môn như: Tai nạn va chạm tàu, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lập tuyến đường hành trình...

7. Cơ sở vật chất 

Sinh viên được học tập, nghiên cứu ở các phòng thực hành hiện đại của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam như: phòng Mô phỏng buồng lái; Mô phỏng GMDSS; phòng Thủy nghiệp; phòng thực hành Thiên văn, Địa văn, Khí tượng, La bàn từ và các phòng thực hành chuyên môn khác...

Sinh viên được thực tập trên tàu thực tập Sao Biển của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

 

- Nguồn Khoa Hàng Hải -

Fanpage

Đường đi đến VMU

BAN BIÊN TẬP

Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:
PGS. TS. Đào Minh Quân - Hiệu trưởng
Mọi ý kiến đóng góp, gửi bài cho Trang Web: vmc.edu.vn
Xin vui lòng gửi tại đây
 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VMU_Trụ sở: Đường Hải Triều, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng; _Khu giảng đường: Giảng đường B - Đại học Hàng hải VN - Số 338 Lạch Tray, Hải Phòng.

Thành viên