Công cụ

Liên kết-Quảng cáo

bo_lao_dong_TBXH.png

 

 

 

Thống kê website

2788560
Hôm nay
Hôm qua
Trong tuần
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Lượt truy cập
713
1622
2960
2772174
6386
48143
2788560

IP: 18.207.133.13
13:20 12/09/2024

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

I. Lịch sử hình thành Trường Đại học Hàng hải (1956-1983)

A. Thời kỳ 1956-1958 (Trường Sơ cấp Hàng hải)

    Ngày 01/4/1956, Trường sơ cấp Lái tàu được thành lập tại Nhà máy nước đá, đường Cù Chính Lan Thành phố Hải Phòng (nay là trụ sở của Công ty vận tải thủy số 3). Đồng chí Kiều Công Quế, giám đốc Cảng Hải Phòng, kiêm Hiệu trưởng; đồng chí Nguyễn Văn Quế làm Phó Hiệu trưởng thường trực. Khóa đầu có 120 học sinh. Ngày 01/7/1956, tại số 5 Bến Bính Trường sơ cấp Máy tàu được thành lập.

     Đồng chí Nguyễn Văn Tiên làm Hiệu Trưởng. Đầu năm 1957, sáp nhập Trường Sơ cấp Lái tàu và Trường Sơ cấp Máy tàu thành trường Sơ cấp Hàng hải, trụ sở tại số 5 Bến Bính Hải Phòng. Đồng chí Nguyễn Văn Tiên bổ nhiệm quyền Hiệu trưởng.

B. Thời kỳ 1959-1961 (Trường Trung cấp Hàng hải)
     Đầu năm 1959, Trường Sơ cấp Hàng hải được nâng lên thành Trường Trung cấp Hàng hải trực thuộc Tổng cục Giao thông thủy bộ trụ sở tại số 5 Bến Bính Hải Phòng. Đồng chí Lê Văn Cường được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, đồng thời giữ chức Bí thư Đảng ủy; đ/c Nguyễn Văn Tiên làm phó Hiệu trưởng (các đ/c Đặng Văn Qua, Đào Văn Quang sau đó thay đ/c Lê Văn Cường làm Hiệu trưởng).

     Tháng 9/1959 Trường chuyển địa điểm về số 8 Trần Phú Hải Phòng, thành lập bộ phận Điện tàu thủy và tạm thời nằm trong Ban Máy tàu thủy do đ/c Lê Xuân Khảm phụ trách.

C. Thời kỳ 1962-1975 (Trường Hàng hải Việt Nam)
     Tháng 5/1962 Nhà trường thành lập Ban Điện tàu thủy do đ/c Phan Xuân Ngọc làm trưởng ban. Trường chuyển trụ sở từ số 8 Trần Phú về tiếp quản Trường Học sinh Miền Nam số 19 và 21 ở Cầu Rào. Đồng chí Lê Văn Cường làm Hiệu trưởng đến hết năm 1960. Tháng 1/1963 Trường đón đoàn chuyên gia Liên Xô gồm 4 người thuộc các chuyên ngành: Kinh tế vận tải, Hàng hải, Máy tàu, Điện tàu thủy sang giúp về bồi dưỡng giáo viên và xây dựng mục tiêu đào tạo. Năm 1965 Trường sơ tán về các Xã ngoại thành thuộc Huyện Tiên Lãng Hải Phòng.

     Thành lập Ban Vỏ tàu thủy do đ/c Nguyễn Văn Phiêu phụ trách. Mở thêm lớp Sơ cấp Thương vụ, Sơ cấp Hàng giang học 18 tháng. Mở thí điểm lớp Đại học Tại chức các ngành Hàng hải như: Lái tàu, Máy tàu, Điện tàu thủy (gọi là lớp Đại học Chống Mỹ). Đến năm 1966, chính thức thành lập Khoa Đại học Hàng hải tại Huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình, các đ/c Nguyễn Minh Thuyết phụ trách ngành Lái tàu; đ/c Nguyễn Diên Niên phụ trách ngành Máy tàu thủy; đ/c Phan Xuân Ngọc phụ trách ngành Điện tàu thủy. Năm 1968, Nhà trường mở thêm lớp đào tạo giáo viên ngành Hàn tàu.
Năm 1970, hợp nhất các tổ Vỏ tàu, Hàn tàu, Sửa chữa máy thành Ban Cơ khí thủy. Từ 1971-1975 Trường chuyển về 338 Lạch Tray (Cầu Rào) chuẩn bị cho bước phát triển mới. Thời kỳ 1974-1975 đ/c Đỗ Viết Sử được giao quyền Hiệu trưởng; đ/c Hoàng Văn Nhuận làm Bí thư Đảng ủy thời kỳ 1975-1976.
D. Thời kỳ 1971-1984 (Phân hiệu Đại học Giao thông đường thủy)
     Phân hiệu Đại học Giao thông đường thủy (GTĐT) được thành lập theo Quyết định số 115/CP của Chính phủ trên cơ sở các ngành Đại học Cơ khí thủy, Công trình thủy, Vận tải thủy của Trường Đại học Giao thông vận tải (GTVT) và Khoa Đại học Hàng hải, đ/c Vũ Lăng được bổ nhiệm Phân Hiệu trưởng. Năm 1973 Trường được Chính phủ giao đào tạo 10 ngành học. Tháng 01/1973 Bộ GTVT giao nhiệm vụ cho Trường Hàng hải Việt Nam đón các ngành học thuộc Khoa Hàng hải từ Phân hiệu GTĐT về, chiêu sinh khóa mới, chuẩn bị thành lập Trường Đại học Hàng hải. Tháng 4 năm 1974 các ngành thuộc khoa Hàng hải từ Phân hiệu đã được bàn giao xong. Trường Hàng hải chuyển từ nơi sơ tán về số 338 Lạch Tray, Hải Phòng.
E. Thời kỳ 1976-1983 (Trường Đại học Hàng hải)
     Ngày 27/10/1976 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 426/TTG nâng Trường Hàng hải Việt Nam lên thành Trường Đại học Hàng hải, đ/c Trần Thiện Vụ trưởng Vụ Giáo dục Bộ GTVT kiêm Hiệu trưởng Nhà trường, đ/c Trần Ngọc Ân làm Bí thư Đảng ủy. Trường thành lập khoa Tại chức-bổ túc, mở lớp bồi dưỡng sĩ quan cấp trưởng, mở thêm ngành Điện tàu thủy. Tháng 01 năm 1977 Bộ GTVT bổ nhiệm đ/c Trần Hữu Nghị Trưởng khoa Máy tàu; đ/c Nguyễn Hữu Lý Trưởng khoa Lái tàu, đ/c Phan Xuân Ngọc Trưởng khoa Điện. Tháng 4/1979 đ/c Lê Đức Toàn được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng.
II. Thời kỳ xây dựng và trưởng thành 1984-2000

     Tháng 3/1984 Bộ GTVT Quyết định số 419QĐ/TCCB nhập trường ĐHGTĐT vào Trường Đại học Hàng hải. Trường Đại học Hàng hải giữ nguyên phiên hiệu, dấu và tài khoản; Đ/c Lê Đức Toàn được cử làm Hiệu trưởng. Tháng 8/1989 Bộ GTVT chuẩn y mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo các ngành học của Trường gồm: 10 ngành Đại học 5 năm, 01 ngành Đại học 4 năm và 2 ngành Trung học đào tạo 3 năm. Tháng 9/1992, Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho mở đào tạo Cao học các ngành Bảo đảm an toàn Hàng hải, Thiết bị năng lượng tàu thuyền, Điện tàu thủy, Đóng tàu, Xây dựng công trình thủy, Kinh tế vận tải thuỷ…Tháng 4 năm 1997 PGS-TS Trần Đắc Sửu được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng thay đ/c Lê Đức Toàn.
Năm 1998 được mở thêm 3 ngành đào tạo hệ đại học: Điện tự động công nghiệp, Kinh tế ngoại thương, Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
III. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phát triển và hội nhập (từ năm 2010 đến nay).

      Trước yêu cầu to lớn của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện chiến lược biển Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành Trường đại học trọng điểm quốc gia” nhằm tạo bước đột phá trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và tạo ra công nghệ cho các ngành công nghiệp Hàng hải, Đóng tàu và Kinh tế biển của đất nước”. Tháng 12/2013 Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải ra Nghị quyết số 34: “Về định hướng, giải pháp phát triển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia”. Tháng 8 năm 2015, Đảng bộ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 với quyết tâm và ý chí: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; đổi mới căn bản, toàn diện; khẳng định thương hiệu, nâng cao vị thế; tạo nền tảng xây dựng trường đại học trọng điểm quốc gia - điểm đến tin cậy của người học”.  Mục tiêu là: 

     Xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thành trường đại học trọng điểm quốc gia nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế biển, góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/2/2007 Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

     Trong giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu khu vực ASEAN trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến kinh tế biển theo lộ trình: Phấn đấu đến năm 2020 là một trong 10 trường đại học hàng đầu Việt Nam; đến năm 2025 đạt trình độ ngang bằng với các trường đại học hàng hải của các nước đang phát triển trong khối ASEAN (Thái Lan, Malaysia,…); đến năm 2030 ngang bằng với trình độ của các trường trong khối các trường đại học hàng hải khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga,...); có đủ khả năng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước, nghiên cứu, thực nghiệm các công nghệ mới trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển và hải dương học phục vụ cho nhu cầu dân dụng và quân sự; thu hút được học viên từ các nước trong khu vực và thế giới.

     Trong chặng đường 60 năm đầy gian khổ, thử thách, nhưng cũng đầy hào hùng, vinh quang, đội ngũ thầy trò của Trường đã viết lên những trang sử vàng truyền thống, tạo nên diện mạo mới cho ngành Hàng hải nước nhà, Nhà trường đã đóng góp cho đất nước nhiều nhà quản lý ngành, nhiều chuyên gia đầu đàn có đủ trình độ tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, đội ngũ những người Hàng hải đã tạo diện mạo mới cho ngành Hàng hải, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, giám sát kỹ thuật tàu biển, kinh tế, công trình biển, bảo đảm ATHH, bảo vệ môi trường thủy, tin học và nhiều ngành khác. Đồng thời cùng với đó là sự trưởng thành một đội ngũ trí thức gồm những GS, PGS, TS đầu ngành của các trường Đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu. Song song với sự trưởng thành của đội ngũ đó là nhiều công trình có giá trị, hiệu quả cao về kinh tế và kĩ thuật. Những chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi đều được đào tạo trưởng thành từ ngôi trường này, những sản phẩm công nghiệp, sản phẩm trí tuệ của các nhà khoa học sánh ngang hàng với thế giới, đứng đầu cả nước, mang niềm tự hào cho Trường. Những nhà khoa học đầu đàn của Trường trong quá trình khẳng định trình độ của mình đã và đang đào tạo ra một thế hệ các nhà giáo, nhà khoa học trẻ có tâm và có tầm trong nước và khu vực. Tập thể sư phạm Nhà trường đã thể hiện tâm thế của tập thể trí thức có trách nhiệm, đạo đức, trình độ, đẳng cấp trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà. 

 

 

- Nguồn: vmaru.edu.vn -

Fanpage

Đường đi đến VMU

BAN BIÊN TẬP

Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:
PGS. TS. Đào Minh Quân - Hiệu trưởng
Mọi ý kiến đóng góp, gửi bài cho Trang Web: vmc.edu.vn
Xin vui lòng gửi tại đây
 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VMU_Trụ sở: Đường Hải Triều, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng; _Khu giảng đường: Giảng đường B - Đại học Hàng hải VN - Số 338 Lạch Tray, Hải Phòng.

Thành viên