Với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp; bên cạnh hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu, giao lưu khoa học, kết nối doanh nghiệp là những nhiệm vụ quan trọng của Thầy và trò Trường Cao đẳng VMU.
Ngày 08/03/2019 Nhà trường đã chức hội thảo khoa học "ĐÀO TẠO NGHỀ ĐÁP ỨNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0". Hội thảo có sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, các doanh nghiệp, các Thầy/ Cô giáo và sinh viên Nhà trường.
Phát biểu đề dẫn và điều hành Hội thảo, Thầy NGƯT. TS Khiếu Hữu Triển - Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh vai trò đào tạo giáo dục nghề nghiệp của Nhà trường trong bối cảnh thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Các lãnh đạo Khoa, đơn vị phải nhận thức đúng đắn, quyết tâm đổi mới để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, tạo niềm tin và điểm đến tin cậy của người học.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm
Hội thảo đã nhận được 12 bài viết của các tác giả, các nhà khoa học trong và ngoài trường về các chủ đề có liên quan đến công tác đào tạo các Khoa, ngành của nhà trường; cũng như đề xuất các giải pháp để thực hiện trong thời gian tới; cụ thể như:
- Vai trò của nhà trường trong công tác đào tạo ngành dịch vụ vận tải hậu cần logistics đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
- Huấn luyện và đào tạo ngành Hàng hải đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0;
- Công nghệ in 3D, hướng đi mới cho ngành đóng tàu trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0;
- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành Kinh tế vận tải biển;
- SMT, Công nghệ sản xuất điển hình trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Giải pháp đào tạo ngành Điện tự động công nghiệp;
- ...
Qua các các bài viết của các tác giả cho thấy, sản xuất đang trải qua một sự thay đổi hướng tới tư duy thiết kế thay vì tư duy sản xuất, và nhu cầu về tư duy liên ngành và sự sẵn sàng học tập suốt đời và liên văn hoá trở nên quan trọng hơn. Người lao động Việt Nam, ngoài kỹ năng nghề nghiệp cần được trang bị nhiều hơn những kỹ năng và trình độ như ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp hiệu quả, lắng nghe tích cực và tư duy phê phán, khả năng nhận thức có tính sáng tạo và lập luận toán, giải quyết vấn đề. Trong cuộc cách mạng này thị trường lao động gặp những thách thức lớn giữa chất lượng cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Cùng với việc tăng cường tự động hóa và sử dụng robot thay thế con người trong các lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động phải có những thay đổi để thích nghi nếu không muốn bị đào thải và trở thành thất nghiệp. Những công việc đòi hỏi kỹ năng thấp (các hoạt động đơn giản được lặp đi lặp lại)sẽ dễ được thay thế bằng các robot hay các dây chuyền tự động hóa, do đó người lao động sẽ có nguy cơ bị mất việc làm cao hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng CN 4.0 không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức mới – kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0. Theo đó người lao động sẽ phải nâng cao trình độ chuyên môn, nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của công nghệ và sản xuất. Chẳng hạn, người lao động sẽ đóng vai trò là những người giải quyết vấn đề một cách sáng tạo khi khắc phục một lỗi/sự cố hoặc để tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Điều này đòi hỏi người lao động phải có các kiến thức về hệ thống, quy trình, phương pháp và công nghệ phù hợp,... Như vậy, thách thức đặt ra là Nhà trường phải đổi mới chương trình, nội dung, hình thức đào tạo và phương pháp đánh giá để phù hợp với thực tiến nhu cầu sử dụng lao động và hội nhập quốc tế./.
- Tin: Phòng Đào tạo & CTSV -
Một số hình ảnh:
TS. Phạm Việt Hùng - Phó trưởng Khoa Kinh tế, Đại học Hàng hải Việt Nam báo cáo tham luận
Anh Bùi Đức Sơn - Công ty đóng tàu DAMEN-SONGCAM
Cô Bùi Thị Thu Thảo - giảng viên Khoa Kinh tế báo cáo tham luận
Quý vị vui lòng xem chi tiết các bài viết tại đây: