Công cụ

Liên kết-Quảng cáo

bo_lao_dong_TBXH.png

 

 

 

Thống kê website

2926335
Hôm nay
Hôm qua
Trong tuần
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Lượt truy cập
742
872
31867
2868307
63984
49921
2926335

IP: 3.145.62.36
09:42 21/11/2024

6. Điện tàu thủy

Tên ngành/ nghề: Điện tàu thuỷ

 Mã ngành/nghề: 5520228

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thời gian đào tạo: từ 2 - 3 năm

  1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo người học:

-  Có kiến thức thực tế, kiến thức lý thuyết rộng về nghề Điện tàu thuỷ;

-  Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hoá, xã hội, pháp luật và công nghệ thông tin;

-  Có kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để giải quyết những công việc hoặc vấn đề phức tạp, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm hướng dẫn tối thiểu, giám sát, đánh giá đối với nhóm thực hiện những nhiệm vụ xác định.

1.2. Mục tiêu cụ thể

+ Hiểu và phân tích đư­ợc ứng dụng của các loại vật liệu điện;

+ Mô tả được cấu tạo, phân tích được nguyên lý làm việc và ứng dụng của các linh kiện điện tử;                                                                     

+ Mô tả được cấu tạo và phân tích được nguyên lý làm việc của các khí cụ điện;

+ Mô tả được cấu tạo và phân tích được nguyên lý làm việc của các loại máy điện;

+ Mô tả đ­ược trạm phát điện và phân tích được các phương pháp phân chia điện năng trên tàu thuỷ;

+ Trình bày và phân tích đ­ược các nguyên tắc điều khiển, khống chế truyền động điện cho các hệ thống hệ thống truyền động điện trên tàu thuỷ;

+ Mô tả và phân tích được cách bố trí các hệ thống thông tin tín hiệu trên tàu thuỷ;

 + Có tư duy tổng hợp tiếp cận được với công nghệ mới

- Kỹ năng:

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ kiểm tra, đo lường và các đồ dùng chuyên dụng trong nghề;

+ Bảo dưỡng được các loại máy điện trên tàu thuỷ;

+ Sửa chữa đ­ược hư hỏng các loại khí cụ điện và máy điện tàu thuỷ;

+ Sửa đư­ợc các mạch điện chiếu sáng, các mạch điện động lực trên tàu thuỷ;

+ Lắp đặt đư­ợc các mạch điện chiếu sáng, các mạch điện động lực trên tàu thuỷ;

 + Lắp đặt đư­ợc tủ điện, bảng điện trên tàu thuỷ;

+ Ứng dụng các công khoa học kỹ thuật giải quyết được một số tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

- Sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp điện tàu thuỷ có thể đảm nhiệm những công việc sau:

- Làm việc tại công ty kinh doanh thiết bị điện;

- Làm việc tại các nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển;

- Làm việc tại công ty điện lực;

- Làm công tác kỹ thuật trong các cơ quan quản lý Nhà nước có sử dụng chuyên môn nghề Điện tàu thuỷ.

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng học phần: 28

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1383 giờ

- Khối lượng các học phần chung/đại cương: 278 giờ

- Khối lượng các học phần chuyên môn:  1105 giờ

- Khối lượng lý thuyết: 461 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 927 giờ

Fanpage

Đường đi đến VMU

BAN BIÊN TẬP

Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:
PGS.TS. Đỗ Quang Khải - Hiệu trưởng
Mọi ý kiến đóng góp, gửi bài cho Trang Web: vmc.edu.vn
Xin vui lòng gửi tại đây
 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VMU_Trụ sở: Đường Hải Triều, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng; _Khu giảng đường: Giảng đường B - Đại học Hàng hải VN - Số 338 Lạch Tray, Hải Phòng.

Thành viên