Công cụ

Liên kết-Quảng cáo

bo_lao_dong_TBXH.png

 

 

 

Thống kê website

2926229
Hôm nay
Hôm qua
Trong tuần
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Lượt truy cập
636
872
31761
2868307
63878
49921
2926229

IP: 18.118.227.199
09:32 21/11/2024

8. Sửa chữa máy tàu thủy

Tên ngành, nghề:  Sửa chữa Máy tàu thủy

Mã ngành nghề: 5520131

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Hình thức đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thời gian đào tạo: từ 2 - 3 năm

  1. Mục tiêu đào tạo:

  1.1. Mục tiêu chung:

  Đào tạo học sinh trình độ trung cấp “ Sửa chữa Máy tàu thủy” có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có đủ sức khỏe có thể làm việc được trong các nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu thủy.

Học sinh sau khi ra trường có thể làm công nhân, cán bộ kỹ thuật trong các nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu thủy, các nhà máy cơ khí chế tạo, lắp ráp máy, …

Có khả năng tự học, cập nhật chuyên môn, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Máy tàu thủy.

  1.2. Mục tiêu cụ thể:

  1. a. Về kiến thức:

-  Hình thành tác phong công nghiệp nhằm tạo điều kiện sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, có thói quen rèn luyện thân thể, đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định nghề đào tạo.

- Tích lũy được những kiến thức cơ bản cần thiết theo chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh;

  - Thuyết minh được nguyên lý cấu tạo, hoạt động, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo của các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực, hệ thống nước dằn tầu; hút khô và xử lý nước thải buồng máy; hệ thống nước sinh hoạt; thiết bị cứu sinh, hệ thống cứu hỏa.

  - Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ bố trí và bản vẽ nguyên lý các hệ thống, giải thích được các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của chúng;

- Trình bày được những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận chi tiết của hệ thống động lực, thiết bị phụ….

- Đọc hiểu các chỉ dẫn và ký hiệu kỹ thuật trên bản vẽ bằng tiếng Anh;

- Liệt kê được các nguyên nhân gây mất an toàn hoặc ô nhiễm và biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong nhà máy hay trên tàu trong quá trình sửa

chữa.

  1. Kỹ năng:

- Vẽ và mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ, các hệ thống phụ vụ động cơ diesel tàu thủy…

- Sử dụng được các dụng cụ tháo lắp, dụng cụ kiểm tra, các dụng cụ hay vật dụng khác phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc;

- Sử dụng được các công cụ thích hợp để phục hồi, chế tạo các bộ phận, chi tiết trong quá trình sửa chữa.

- Sử dụng được một số thiết bị phụ trợ cho việc sửa chữa và bảo dưỡng: Máy nén khí, máy hàn, máy khoan…

- Tháo, lắp được các cụm chi tiết và chi tiết.

- Đo, kiểm tra xác định được tình trạng kỹ thuật của của chi tiết, bộ phận của động cơ chính cũng như các thiết bị phục vụ. Lập  được phương án bảo dưỡng, sửa chữa.

- Bảo dưỡng được toàn bộ cơ cấu chính, hệ thống phục vụ, các thiết bị phụ. Sửa chữa và điều chỉnh chính xác các thông số kỹ thuật của những hư hỏng thường gặp.

- Vận hành và thử được các thiết bị sau sửa chữa theo quy trình kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật;

- Vận hành  được các thiết bị điện trang bị trên tàu thủy;

- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh công nghiệp

  1. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Tích cực, chủ động, chấp hành các công việc được giao, tuân thủ nội quy quy chế của đơn vị làm việc.

Tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao;

- Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

- Thợ sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị của hệ động lực tàu  thủy trong các công ty đóng  mới và sửa chữa tàu thủy, công ty khai thác tàu.

- Làm thợ vận hành máy tàu thủy

- Làm thợ sửa chữa Máy công trình hoặc thợ cơ khí tại các nhà máy hoặc các công ty tư nhân….

  1. 2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng học phần: 28

- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 64 Tín chỉ - 1359  giờ 

- Khối lượng các học phần chung (đại cương): 276 giờ                        

- Khối lượng  các học phần chuyên môn: 1083 giờ

 

Fanpage

Đường đi đến VMU

BAN BIÊN TẬP

Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:
PGS.TS. Đỗ Quang Khải - Hiệu trưởng
Mọi ý kiến đóng góp, gửi bài cho Trang Web: vmc.edu.vn
Xin vui lòng gửi tại đây
 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VMU_Trụ sở: Đường Hải Triều, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng; _Khu giảng đường: Giảng đường B - Đại học Hàng hải VN - Số 338 Lạch Tray, Hải Phòng.

Thành viên