Công cụ

Liên kết-Quảng cáo

bo_lao_dong_TBXH.png

 

 

 

Thống kê website

2926624
Hôm nay
Hôm qua
Trong tuần
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Lượt truy cập
1031
872
32156
2868307
64273
49921
2926624

IP: 18.222.166.127
10:40 21/11/2024

11. Điện công nghiệp

THÔNG TIN TUYỂN SINH

1. Tên nghề đào tạo: Điện công nghiệp

2. Giới thiệu về nghề Điện công nghiệp

            Với mục tiêu đào tạo thợ điện lành nghề, lắp đặt hệ thống điện dân dụng và công nghiệp. Lắp đặt các hệ thống điện chiếu sáng, tại các khu công nghiệp, hệ thống điện trong các doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam nhanh và vươn xa hơn trong tương lai.

3. Tại sao chọn học nghề này?

Chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp đã khẳng định chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:

Chương trình đào tạo được xây dựng từ các trường đại học hàng đầu và được cập nhật hàng năm theo các giáo trình hiện đại, tiên tiến trên thế giới.

Môn học và giáo trình giảng dạy:

  • Thông tin chi tiết về môn học/ mô đun được cung cấp đầy đủ cho học sinh  - sinh viên khi bắt đầu môn học/ mô đun.
  • Môn học/mô đun dựa theo bảng mô tả công việc của bảng công việc và thực hiện theo các yêu cầu đối với thợ Điện công nghiệp.
  • Chú trọng kỹ năng thực hành, mỗi môn học/ mô đun có bài tập lớn để học sinh - sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn của các công ty, doanh nghiệp.
  • Phát huy khả năng tự học và học theo nhóm.

Đội ngũ giảng viên:

  • Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế làm việc trong lĩnh vực điện dân dụng và công nghiệp.
  • Phương pháp dạy học hướng đến học sinh - sinh viên (HSSV làm trung tâm).

Mối quan hệ với doanh nghiệp:

  • Hỗ trợ học sinh - sinh viên tham gia 2 đợt thực tập chính tại doanh nghiệp (thực tập nghề và thực tập tốt nghiệp) và quá trình thực hiện đề án môn học.
  • Nâng cao khả năng tìm việc làm thích hợp của học sinh - sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Khả năng thăng tiến trong công việc:

  • Sinh viên có khả năng nhận được việc làm trong quá trình học và thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp.
  • Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Khả năng gia tăng thu nhập và lương.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành Kỹ thuật viên nghề Điện công nghiệp sẽ làm việc được ở các Công ty Điện lực, các trạm truyền tải và phân phối điện năng, các công ty xây lắp công trình điện hoặc các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế xã hội.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc: 

  • Tổ trưởng quản lý đường dây;
  • Thợ bảo trì và sửa chữa đường dây;
  • Nhân viên vận hành các trạm truyền tải và phân phối điện năng.

5. Tôi có phù hợp ?

Để học nghề Điện công nghiệp bên cạnh sự đam mê, muốn cống hiến sự sáng tạo còn cần phải có kỹ năng phân tích công việc, khả năng thích nghi, sự chủ động, tính kiên trì và khả năng làm việc tập thể.

Để đăng ký chương trình này, thí sinh sẽ chọn đăng ký xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia hoặc xét tuyển theo học bạ.

6. Học phí & hỗ trợ tài chính

Được xét vay vốn học tập theo quy định của Nhà nước, Xét cấp học bổng học tập của Nhà trường.

7. Mục tiêu đào tạo

Cung cấp cho học sinh - sinh viên các nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sửdụng trong nghề Điện công nghiệp; Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải chocác hộ dùng điện xác định (một phân xưởng, một hộ dùng điện); Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện; Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, điều khiển các trạm điện, lưới điện;

Học sinh - sinh viên lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật; Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật; Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;  Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn; Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện đảm bảo an toàn;

Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điện;

Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

8. Nội dung chương trình

Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức: 

  • Kiến thức nghề: 

Điều khiển điện khí nén, Đo lường điện, Máy điện, Cung cấp điện, Trang bị điện, Kỹ thuật xung-số, Tổ chức sản xuất, Kỹ thuật cảm biến, PLC cơ bản, Truyền động điện, Điện tử công suất, PLC nâng cao, Kỹ thuật lắp đặt điện, Chuyền đề lập trình cỡ nhỏ, Điện tử ứng dụng, Kỹ thuật lạnh, Thiết bị điện gia dụng, Quấn dây máy điện nâng cao, Bảo vệ rơ le.

Thực tập nghề, Thực tập tốt nghiệp

  • Kiến thức cơ sở:

An  toàn điện, Mạch điện, Vẽ kỹ thuật, Vẽ điện, Vật liệu điện, Khí cụ điện, Điện tử cơ bản, Kỹ thuật nguội.

  • Ngoại ngữ:

Tiếng Anh cơ sở, Tiếng anh chuyên ngành

  • Tin học:

Tin học văn phòng, MS Word, MS Excel,…

  • Kiến thức và kỹ năng khác:

GD quốc phòng, GD thể chất, Pháp luật, Chính trị

9. Bằng cấp

Bằng Cao đẳng (Kỹ sư thực hành) hệ chính quy thuộc hệ thống văn bằng quốc gia.

10. Thông tin tham khảo

Để biết thêm thông tin và được tư vấn trực tiếp liên hệ qua số điện thoại 02253.534.069 hoặc www.vmc.edu.vn

11. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển

Chương trình đào tạo: Chi tiết tại đây

Fanpage

Đường đi đến VMU

BAN BIÊN TẬP

Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:
PGS.TS. Đỗ Quang Khải - Hiệu trưởng
Mọi ý kiến đóng góp, gửi bài cho Trang Web: vmc.edu.vn
Xin vui lòng gửi tại đây
 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VMU_Trụ sở: Đường Hải Triều, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng; _Khu giảng đường: Giảng đường B - Đại học Hàng hải VN - Số 338 Lạch Tray, Hải Phòng.

Thành viên