Công cụ

Liên kết-Quảng cáo

bo_lao_dong_TBXH.png

 

 

 

Thống kê website

2947967
Hôm nay
Hôm qua
Trong tuần
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Lượt truy cập
2208
3978
15628
2884468
6186
79430
2947967

IP: 18.97.9.172
23:09 02/12/2024

12. Sửa chữa máy tàu thủy

THÔNG TIN TUYỂN SINH

1. Tên nghề đào tạo: Sửa chữa máy tàu thủy

2. Giới thiệu nghề đào tạo

            Với mục tiêu đào tạo thợ Máy tàu thủy trong tương lai, sửa chữa khắc phục các sự cố, hư hỏng về máy trên các con tàu có tải trọng nhỏ và lớn. Giúp cho các con tàu luôn rẽ sóng ra khơi mang hành khách, hàng hóa của Việt Nam giao thương với các nước khác trên thế giới an toàn nhanh chóng.

3. Tại sao chọn học nghề này?

Chương trình đào tạo nghề sửa chữa máy tàu thủy đã khẳng định chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:

Chương trình đào tạo được xây dựng từ các trường đại học hàng đầu và được cập nhật hàng năm theo các giáo trình hiện đại, tiên tiến trên thế giới.

Môn học và giáo trình giảng dạy:

  • Thông tin chi tiết về môn học/ mô đun được cung cấp đầy đủ cho học sinh  - sinh viên khi bắt đầu môn học/ mô đun.
  • Môn học/mô đun dựa theo bảng mô tả công việc của bảng công việc và thực hiện theo các yêu cầu đối với máy tàu.
  • Chú trọng kỹ năng thực hành, mỗi môn học/ mô đun có bài tập lớn để học sinh - sinh viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn của các công ty vận tải thủy, đóng sửa chữa tàu thủy.
  • Phát huy khả năng tự học và học theo nhóm.

Đội ngũ giảng viên:

  • Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế làm việc trong các đội tàu, công ty vận tải thủy
  • Phương pháp dạy học hướng đến học sinh - sinh viên (HSSV làm trung tâm).

Mối quan hệ với doanh nghiệp:

  • Hỗ trợ học sinh - sinh viên tham gia 2 đợt thực tập chính tại doanh nghiệp (thực tập nghề và thực tập tốt nghiệp) và quá trình thực hiện đề án môn học.
  • Nâng cao khả năng tìm việc làm thích hợp của học sinh - sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Khả năng thăng tiến trong công việc:

  • Sinh viên có khả năng nhận được việc làm trong quá trình học.
  • Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Khả năng gia tăng thu nhập và lương.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp ra trường người học làm việc ở các vị trí sau:

- Thợsửa chữa, bảo dưỡngcác máy móc, thiết bị củahệ động lực tàuthủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, công ty khai thác tàu, có thể làm thợ vận hành và sĩ quan máy tàu thủy;

- Cán bộ kỹ thuật vềsửa chữa, bảo dưỡngcác máy móc, thiết bị củahệ động lực tàu thủy trong các công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy;

-Làm giáo viên ở các Trường trung cấp nghề đào tạo sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu thủy.

5. Tôi có phù hợp ?

Để học nghề Sửa chữa máy tàu thủy bên cạnh sự đam mê, muốn cống hiến sự sáng tạo còn cần phải có kỹ năng phân tích công việc, khả năng thích nghi, sự chủ động, tính kiên trì và khả năng làm việc tập thể.

Để đăng ký chương trình này, thí sinh sẽ chọn đăng ký xét tuyển theo điểm thi THPT quốc gia hoặc xét tuyển theo học bạ.

6. Học phí & hỗ trợ tài chính

Được giảm 70% học phí đối với nghề nặng nhọc độc hại theo quy định của Nhà nước. Được xét vay vốn học tập theo quy định của Nhà nước, xét cấp học bổng khuyến khích học tập của Nhà trường.

7. Mục tiêu đào tạo

Cung cấp cho học sinh - sinh viên nắm được nguyên lý cấu tạo, hoạt động, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo của các chi tiết, cụm chi tiết của các thiết bị thuộc hệ thống động lực, tổ hợp máy phát điện; hệ thống nước dằn tầu; hút khô; hút và xử lý nước thải buồng máy; hệ thống nước sinh hoạt; thiết bị cứu sinh, hệ thống cứu hỏa và các thiết bị trên boong như: máy neo; cần cẩu; máy tời;

Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ bố trí và bản vẽ nguyên lý các hệ thống, giải thích được các yêu cầu kỹ thuật, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của chúng;

Đọc hiểu các chỉ dẫn và ký hiệu kỹ thuật trên bản vẽ bằng tiếng Anh;

Liệt kê được các nguyên nhân gây mất an toàn hoặc ô nhiễm và biện pháp đảm bảo an toàn cho người, tài sản, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong nhà máy hay trên tàu trong quá trình sửa chữa.

Vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào các công việc cụ thể trong quá trình làm việc: Sử dụng các dụng cụ tháo lắp, dụng cụ kiểm tra, các dụng cụ hay vật dụng khác phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc; Sử dụng các công cụ, thiết bị thích hợp để chế tạo các chi tiết đơn giản trong quá trình tháo lắp, sửa chữa; Tháo, lắp được các cụm chi tiết và chi tiết. Vận hành và thử được các thiết bị sau sửa chữa theo quy trình kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu của nhà chế tạo hoặc quy phạm; Đấu nối, vận hành, khai thác được các thiết bị điện trang bị trên tàu thủy;

Lập được kế hoạch tổ chức sản xuất nhóm đáp ứng khối lượng, yêu cầu kỹ thuật và tiến độ công việc;

Thiết lập được hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công (cho công việc không lớn do một nhóm thực hiện) phục vụ thanh quyết toán sau khi hoàn thành công việc được giao;

Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

8. Nội dung chương trình

Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức: 

  • Kiến thức chuyên ngành chính: 

Động cơ Diesel tàu thủy, Máy phụ và các hệ thống tàu thủy, Công nghệ sửa chữa, Điện tàu thủy, Tổ chức sản xuất, Hệ thống động lực tàu thủy, Hệ thống tự động tàu thủy, SC các chi tiết tĩnh của động cơ diesel tàu thủy, SC các chi tiết động của động cơ diesel tàu thủy, SC hệ thống phân phối khí, SC hệ thống nhiên liệu diesel, SC hẹ thống bôi trơn, SC hệ thống làm mát, SC hệ thống khởi động và đảo chiều, SC hệ thống tăng áp, Vận hành động cơ diesel, SC hệ thống lái, SC hệ thống tời, SC hệ trục tàu thủy, SC thiết bị hệ thống tự động tàu thủy, Thử - nghiệm thu động cơ và hệ thống sau sửa chữa.

  • Kiến thức cơ sở:

Vẽ kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Nguyên lý và chi tiết máy, Dung sai và đo lường kỹ thuật, Nhiệt kỹ thuật, ATLĐ và bảo vệ môi trường, Lý thuyết tàu, Điện tử cơ bản, Nguội sửa chữa, Hàn-cắt kim loại, Tiện cơ bản.

  • Ngoại ngữ:

Tiếng Anh cơ sở, Tiếng anh chuyên ngành

  • Tin học:

Tin học văn phòng, MS Word, MS Excel,…

  • Kiến thức và kỹ năng khác:

GD quốc phòng, GD thể chất, Pháp luật, Chính trị

9. Bằng cấp

Bằng Cao đẳng (Kỹ sư thực hành) hệ chính quy thuộc hệ thống văn bằng quốc gia

10. Thông tin tham khảo

Để biết thêm thông tin và được tư vấn trực tiếp liên hệ qua số điện thoại 02253.534.069 hoặc www.vmc.edu.vn

11. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển

Chương trình đào tạo: Chi tiết tại đây

Fanpage

Đường đi đến VMU

BAN BIÊN TẬP

Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản:
PGS.TS. Đỗ Quang Khải - Hiệu trưởng
Mọi ý kiến đóng góp, gửi bài cho Trang Web: vmc.edu.vn
Xin vui lòng gửi tại đây
 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VMU_Trụ sở: Đường Hải Triều, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng; _Khu giảng đường: Giảng đường B - Đại học Hàng hải VN - Số 338 Lạch Tray, Hải Phòng.

Thành viên